1. Xi măng làm từ tảo
Đá vôi là nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất xi măng, tuy nhiên quá trình xử lý đá vôi thải ra một lượng CO2 gây hại đến môi trường. Một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ đã kết hợp với Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia Mỹ tạo ra đá vôi sinh học từ tảo. Loài tảo này có tên gọi "Coccolithophore", được nghiên cứu là hình thành đá vôi sinh học trong nước biển bằng cơ chế sinh học đơn giản. Thêm một điểm cộng là vi tảo có thể tồn tại ở cả nước mặn và nước ngọt, khiến cho việc sản xuất đá vôi sinh học được dễ dàng thực hiện ở khắp mọi nơi.
Hình ảnh minh họa tảo biển.
Nhờ phát minh vĩ đại này, nhóm nghiên cứu đã được tài trợ 3,2 triệu USD từ Bộ Năng lượng Mỹ. Dự đoán bê tông được làm từ xi măng này sẽ mở ra một kỉ nguyên xây dựng bền vững mới trong tương lai.
2. Xi măng làm từ rác thải sinh hoạt
Ngoài ra, chất thải công nghiệp thông thường (rác thải), bùn thải đang được đưa vào dây chuyền sản xuất xi măng nhằm giảm tác động xấu của quá trình sản xuất đến môi trường. Tuy nhiên, tại Việt Nam có rất ít nhà máy đang thực hiện phương pháp này bởi vì nhiều khó khăn, điển hình là khó tiếp cận nguồn phát thải và chính sách hỗ trợ sản xuất.
Hình ảnh rác thải thông thường được đưa vào sản xuất xi măng (Nguồn Lê Quân, báo Thanh Niên).
3. Xi măng làm từ bùn và nước tiểu
Bạn không nghe nhầm đâu ! Xi măng với tên gọi là "Biocement" được phát triển tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore có 2 thành phần chính : Bùn, cacbua công nghiệp - sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất khí axetylen và urê, có nguồn gốc từ nước tiểu của động vật có vú như người, bò hoặc lợn. Loại xi măng này đặc biệt kháng khuẩn và nấm, phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh cao, giảm chi phí bảo quản công trình.